Nếu bạn là một tín đồ của đồng hồ đeo tay thì chắc chắn đã nghe qua danh tiếng của đồng hồ cơ. Tuy nhiên bạn đã biết tường tận các thông tin liên quan đến loại đồng hồ này chưa? Nếu bạn không phải là dân chơi đồng hồ thì liệu bạn đã có thể phân biệt được giữa máy cơ và đồng hồ dùng pin chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phân loại, các mẫu thiết kế điển hình, cũng như cách phân biệt với máy dùng pin và một số lưu ý khi sử dụng loại đồng hồ cao cấp này nhé!
Tìm hiểu về đồng hồ cơ là gì?
Đồng hồ cơ (hay còn có thể gọi là đồng hồ máy cơ) là một loại đồng hồ đeo tay với hàng trăm các chi tiết thuần cơ khí khác nhau lắp ráp với nhau, tạo thành một khối thống nhất. Khác với các loại đồng hồ thông thường, đồng hồ máy cơ không hề sử dụng bất kỳ pin hay thiết bị lưu trữ năng lượng nào khác.
Năng lượng hoạt động của máy hoàn toàn được cung cấp dưới dạng cơ năng nhờ hoạt động lên dây cót. Do đó, loại đồng hồ này cần được bảo trì và lên dây cót đều đặn để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt và lâu dài. Đồng hồ cơ có các nét đặc trưng về cấu tạo, ngoại hình cũng như cách hoạt động rất riêng, và chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được loại đồng hồ này. Có thể kể đến các đặc điểm nhận dạng sau đây.
Thứ nhất, kim trôi, tức là kim của chiếc đồng hồ cơ chạy liền mạch như đang lướt chứ không nhích từng nhịp như các loại đồng hồ thông thường, bạn hãy chú ý đến kim giây để có thể nhận diện được đặc điểm này. Thứ hai, bạn có thể nghe tiếng tích tắc đều đặn của bộ động cơ đang chạy khi áp tai vào mặt đồng hồ. Thứ ba, một số mẫu đồng hồ loại này có thể cho bạn thấy một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy bên trong.
Một số dòng đồng hồ máy cơ phổ biến
Người ta thường phân loại đồng hồ cơ dựa trên cơ chế lên dây cót khác nhau của từng loại. Cụ thể chúng ta hiện có 3 loại đồng hồ dây cót trên thị trường là:
Đồng hồ được lên dây cót bằng tay (Handwinding)
Đúng như tên gọi của mình, đây là loại đồng hồ lên dây cót bằng tay. Để lên dây cót ta cần vặn núm để dây cót cuộn chặt lại vào trong hộp, từ đó tạo ra năng lượng cho đồng hồ hoạt động. Đối với loại đồng hồ lên dây cót bằng tay này thì thời gian lưu trữ cót dao động từ 1 ngày cho đến vài ngày, tùy loại và tình trạng của đồng hồ.
Đồng hồ sẽ có thể lên dây cót tự động (Automatic)
Đối với loại đồng hồ này sẽ tiện lợi hơn cho người dùng là không cần phải lên dây cót thường xuyên, cũng không sợ tình trạng đồng hồ mất năng lượng quá nhanh chóng. Nguyên lý lên dây cót đồng hồ cơ tự động này thực chất là nhờ vào hoạt động của cổ tay.
Khi người dùng đeo đồng hồ lên tay và chỉ cần hoạt động như bình thường thì bánh đà sẽ quay, từ đó hệ thống sẽ kéo theo các bánh xe truyền xoay và tự động xoay nắp ổ cót. Trung bình một ngày người sử dụng cần đeo đồng hồ khoảng 8 tiếng để đảm bảo đồng hồ hoạt động bình thường.
Đồng hồ vừa lên cót bằng tay, vừa lên cót tự động
Dạng đồng hồ cơ tích hợp cả 2 tính năng như thế này là sự lựa chọn của rất nhiều người chơi đồng hồ dây cót. Không chỉ đảm bảo giá trị của đồng hồ mà còn tiện lợi cho người đeo. Khi bạn không đủ thời gian cho việc đeo đồng hồ suốt 8 tiếng để đồng hồ trữ cót, thì bạn có thể dùng cách thay thế là vặn núm lên dây cót.
Danh sách các thiết kế kinh điển của đồng hồ
Một số những mẫu thiết kế đã và đang được nhiều nhà sản xuất sử dụng và tạo được danh tiếng cho họ như sau:
Thiết kế đồng hồ cơ theo kiểu truyền thống
Đồng hồ máy cơ kiểu truyền thống là mẫu đồng hồ phổ biến nhất trong các loại. Mức giá của đồng hồ truyền thống cũng tương đối dễ tiếp cận. So về cấu trúc bên ngoài của đồng hồ dây cót truyền thống thì không khác mấy với mẫu đồng hồ quartz. Thiết kế mặt đồng hồ bản gồm tấm nền, các chi tiết chỉ số giờ, và kim giờ kim phút kim giây…
Sự khác biệt để làm nên giá trị của một chiếc đồng hồ cơ là ẩn chứa bên trong. Hàng trăm chi tiết nhỏ đang hoạt động phối hợp với nhau sao cho thật trơn tru và ổn định từng giây. Đối với đồng hồ máy cơ kiểu truyền thống thì người dùng cần phải vặn núm hoặc chuyển động cổ tay liên tục để lên dây cót cho đồng hồ.
Thiết kế theo kiểu đồng hồ Open Heart
Open Heart hay còn có tên gọi thuần Việt khác là đồng hồ lộ chi tiết, đồng hồ lộ tim… Đây là mẫu đồng hồ thiết kế mặt số có một cửa sổ nhỏ để lộ ra một phần bộ máy đang hoạt động không ngừng nghỉ bên trong. Độ chính xác của đồng hồ cơ phụ thuộc vào hoạt động của các chi tiết bánh lắc và lo xo.
Đồng hồ Open Heart được mệnh danh là biểu tượng cho vẻ đẹp của thời gian. Với phần cửa sổ lộ ra không quá to nhưng cũng vừa đủ để bạn có thể thấy được chuyển động của “thời gian”. Vừa không bị rối mắt khi xem giờ, vừa tạo cảm giác huyền bí sang trọng cho chiếc đồng hồ.
Đồng hồ theo thiết kế Semi-Skeleton
Thiết kế của đồng hồ Semi-Skeleton hiện nay trên thị trường là không quá nhiều. Nhìn chung cấu trúc của Semi-Skeleton khá tương đồng với đồng hồ Open Heart, chỉ khác ở phần lộ ra của bộ máy cơ được tăng thêm trên nền mặt số. Điều này giúp tăng thêm vẻ năng động và sự sang trọng của chiếc đồng hồ. Vì số lượng đồng hồ kiểu Semi-Skeleton trên thị trường còn khá ít nên thông tin về thiết kế này cũng chưa được phổ biến nhiều.
Thiết kế Skeleton của đồng hồ
Ngoài ra còn có mẫu thiết kế với toàn bộ chuyển động bên trong mặt số đều được phô bày ra bên ngoài, đó chính là đồng hồ cơ Skeleton. Bất kỳ ai khi đeo chiếc đồng hồ này lên tay đều phải đắm chìm vào từng chuyển động của từng chi tiết nhỏ. Một thiết kế siêu cuốn hút và cực kỳ sang trọng.
Sự khác biệt của đồng hồ cơ và đồng hồ sử dụng pin
Điểm khác biệt của 2 dòng đồng hồ đình đám này được bật mí cụ thể như sau:
Đối với đồng hồ pin
Đồng hồ pin thường có kích thước nhỏ gọn hơn đồng hồ cơ vì đã giản lược đi rất nhiều chi tiết nhỏ khác. Trong đồng hồ pin, khối động cơ phức tạp để tạo cơ năng truyền năng lượng cho đồng hồ hoạt động sẽ được thay thế thành pin với lưu trữ năng lượng nhiều. Năng lượng của đồng hồ pin cũng duy trì được lâu và ổn định hơn so với năng lượng để hoạt động của dây cót, vì đồng hồ pin không cần phải lên dây cót thường xuyên.
Đồng hồ pin chịu được va đập tốt hơn so với đồng hồ máy cơ vì cấu tạo khá đơn giản, trong khi đó cấu tạo của máy cơ lại có nhiều khớp nối tầng tầng lớp lớp nên khả năng chịu lực khá kém.
Đối với đồng hồ cơ
Vì cấu trúc phức tạp với hàng trăm chi tiết li ti lắp ráp vào nhau nên không thể tránh khỏi có sai số, sai số của máy cơ lớn hơn nhiều so với đồng hồ pin. Sai số thường gặp của hồng hồ cơ là dao động từ 10 đến 25 giây trong 1 ngày.
Đối với các dòng cao cấp hơn thì sai số thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 4 đến 6 giây trên một ngày. Mức sai số là hoàn toàn chấp nhận được bởi sai số cho phép của loại đồng hồ dây cót là không vượt quá 60 giây trên một ngày. Do đó, tuy đồng hồ dạng này có sai số nhiều hơn đồng hồ pin, nhưng mức sai số là có thể chấp nhận được và không đáng kể.
Như bạn đã biết, đồng hồ dạng này được cấu tạo từ hàng trăm các chi tiết nhỏ ghép lại với nhau, cùng hoạt động nhịp nhàng với nhau để duy trì năng lượng cho đồng hồ. Do đó chỉ một chi tiết bị lệch hoặc hư hỏng thì đồng hồ cũng có thể gặp trục trặc, thậm chí là dừng hẳn.
Nhìn chung, giá trị của đồng hồ dây cót là ở sự tỉ mỉ và tinh vi trong từng chi tiết nhỏ nhất, nó còn mang giá trị về mặt nghệ thuật và sức sáng tạo vô tận của người chế tác. Có thể nói đây chính là tinh hoa của nhân loại và không gì có thể thay thế được những giá trị mà chiếc đồng hồ ấy mang lại.
Lưu ý khi dùng để bộ máy vận hành tốt và giữ độ bền
Một số vấn đề mà bạn cần đặc biệt chú ý để đồng hồ của mình luôn vận hành tốt như sau:
Cần nhận diện được đâu là đồng hồ dây cót
Đồng hồ cơ có 3 đặc điểm cơ bản mà bạn có thể nhận biết được bằng chính mắt thường. Đó chính là kim chạy lướt (chú ý vào kim giây), tiếng tích tắc có thể nghe rõ khi áp tai vào mặt đồng hồ, và bộ máy cơ tạo ra năng lượng cho đồng hồ (có thể nhìn thấy được hoặc không thấy được tùy loại).
Tầm quan trọng của trữ cót đồng hồ
Hoạt động của dây cót, hay chúng ta còn gọi tắt là “Cót cơ”, chính là nguồn năng lượng chính để duy trì khả năng hoạt động của bộ máy cơ. Chỉ khi bộ máy cơ hoạt động thì chiếc đồng hồ của bạn mới có thể vận hành. Vì vậy, hiển nhiên việc trữ cót đóng vai trò vô cùng quan trọng để có thể tối ưu độ chính xác của đồng hồ và đảm bảo sức bền lâu dài cho bộ máy.
Với mỗi sản phẩm khác nhau thì sẽ có cách lên dây cót khác nhau sao cho cót không bị quá căng hoặc quá yếu. Hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với mỗi chiếc đồng hồ cơ, hoặc nhờ hướng dẫn của thợ chuyên nghiệp nhé!
Thời gian trữ cót có lâu không?
Trung bình thời gian hoạt động sau mỗi lần lên đầy cót của đa số các dòng đồng hồ cơ là khoảng 40 giờ, đối với các dòng cao cấp thì có thể lên đến 80 giờ hoặc nhiều hơn nữa. Hết khoảng thời gian trữ cót nhưng không được lên dây cót lại thì đồng hồ sẽ dừng hoạt động. Trữ cót càng đầy thì độ chính xác của thời gian càng cao. Ngoài ra, đồng hồ càng cao cấp càng đắt tiền thì sai số sẽ càng nhỏ, cộng thêm việc được tinh chỉnh công phu thì có thể chỉ sai 2 – 3 giây trong mỗi ngày.
Kết luận
Trên đây là bài viết giới thiệu về đồng hồ cơ – một loại đồng hồ đeo tay với hàng trăm các chi tiết thuần cơ khí cực công phu và tinh xảo lắp ráp với nhau. Nếu bạn đam mê đồng hồ và muốn sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ đẳng cấp như thế này thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về tính năng cũng như cách lên dây cót để chọn cho mình một chiếc đồng hồ phù hợp nhất nhé!