Đồng hồ vạn năng được biết đến rộng rãi trong học tập cũng như đời sống. Biết cách sử dụng đồng hồ này sẽ thuận lợi cho việc đo lường các thông số sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn không cần phải học cách đo lường của nhiều chiếc máy khác bởi vì đồng hồ vạn năng đã tổng hợp lại tất cả. Cùng tìm hiểu chi tiết xem thiết bị này trang bị những công dụng gì nhé!
Đồng hồ vạn năng là gì?
Nói một cách đơn giản, đây là một thiết bị điện tử đo điện tổng hợp nhiều chức năng khác nhau. Để kiểm tra và đo các thông số của dòng điện một chiều (DC) hoặc xoay chiều (AC) một cách nhanh nhất như: Điện trở, dòng điện, điện áp, điện dung, tần số hay kiểm tra tính liên tục. Một số thiết bị thậm chí có công dụng đo được nhiệt độ. Có hai loại đồng hồ thông dụng là vạn năng số và vạn năng kim (hay vạn năng chỉ kim).
Về thiết kế đồng hồ đo điện, giống như chuyển động của đồng hồ đo điện thông thường, nó có thể được thực hiện như một vôn kế, ampe kế hoặc đồng hồ đo điện đơn giản bằng cách kết nối nó với một mạng điện trở bên trong. ngoại thất khác nhau.
Đồng hồ vạn năng có những ưu và nhược điểm nào?
Đối với một sản phẩm hay một thiết bị nào trên thị trường. Bất kể độ thông dụng như thế nào thì chúng đều mang trong mình những thế mạnh cũng như hạn chế khó tránh khỏi. Cùng tìm hiểu xem thiết bị vạn năng này có những ưu điểm hay nhược điểm gì nào?
Đối với loại đồng hồ vạn năng có hiển thị số
Đồng hồ vạn năng là loại sản phẩm thông dụng và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với cách sử dụng khá là đơn giản. Ngoài chức năng chính là đo lường các thông số cơ bản, đồng hồ này còn dùng để đo các đại lượng khác nhau như điện dung, điện trở, điện áp, tần số,… hoặc có thể kết nối các thiết bị điện tử như máy tính, radio hay ô tô để kiểm tra các chỉ số cơ bản.
Ngoài ra, đồng hồ hiển thị bằng số còn có ưu điểm là thiết kế khá nhỏ gọn, dễ mang theo, dễ sử dụng thay thế các công cụ đo đạc khác như ampe kế, vôn kế,… Thiết kế màn hình dễ đọc số và theo dõi giá trị trên màn hình với độ chính xác rất cao. Bên cạnh đó, thiết bị này có độ bền khá cao và có thể sử dụng lâu dài.
Tuy nhiên, có ưu điểm cũng phải có hạn chế. Chiếc đồng hồ này có giá được nhiều người cho rằng là khá đắt so với đồng hồ hiện kim. Trong trường hợp các linh kiện điện tử bị hỏng, tốc độ xử lý khá là chậm.
Đối với loại đồng hồ vạn năng có hiển thị kim
Đây là loại máy đo với trang bị bộ phận chính là Gavano kế, có chức năng đo điện cơ bản như điện áp, điện trở, cường độ dòng điện và có thể hoạt động mà không cần nguồn điện. .Kết quả đo hiển thị trên màn hình thước đo vòng cung theo vạch số.
Ưu điểm nổi bật của đồng hồ hiển thị chỉ kim là chủ yếu dùng để kiểm tra hoạt động của các linh kiện trong mạch điện tử, linh kiện bán dẫn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Đồng hồ cũng luôn có ở các cửa hàng và có nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Nói chung, những chiếc đồng hồ như vậy khá là rẻ so với những chiếc đồng hồ đa năng điện tử.
Tuy nhiên, do hiển thị bằng kim nên việc đọc số liệu rất khó khăn và ít nhiều sẽ xảy ra sai số dẫn đến kết quả đo không thể hoàn toàn chính xác. Ngoài ra, nhược điểm của đồng hồ hiện kim là dễ bị hỏng kim và các mạch điện tử. Nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách rất dễ làm hỏng mạch và giảm đi độ bền của máy.
Cách sử dụng của thiết bị
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đơn giản nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu về thiết bị này và phụ thuộc vào việc bạn dùng để đo lường về đại lượng gì. Bởi vì mỗi cách đo đại lượng khác nhau sẽ có đôi chút khác biệt, đặc biệt là đo bằng đồng hồ chỉ kim. Cách sử dụng đồng hồ được khái quát như sau:
- Bước 1: Chuyển về thang đo đại lượng mà bạn muốn đo.
- Bước 2: Cắm que vào đồng hồ theo quy định.
- Bước 3: Chọn thang đo phù hợp.
- Bước 4: Đặt hai que đo vào 2 điểm bạn muốn đo.
- Bước 5: Đọc kết quả có trên trên màn hình.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong đo điện áp
Điện áp hay có tên gọi hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp. Điện áp còn được chia thành điện áp một chiều và điện áp xoay chiều. Cùng tìm hiểu cách đo điện áp như sau:
Đối với điện áp xoay chiều
Để đo điện áp xoay chiều, thiết bị đo cơ bản là Vôn kế và thường đo trên các loại pin. Tuy nhiên, đo điện áp bằng thiết bị này cũng là một lựa chọn thuận tiện. Cách đo điện áp xoay bằng đồng hồ như sau:
- Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều, đầu tiên đưa thang đo về ký hiệu AC (điện áp xoay chiều).
- Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu đương (+).
- Bước 3 : Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp AC và chọn dải đo phù hợp. Thông thường sẽ để thang đo AC cao hơn điện áp cần đo một nấc.
- Bước 4 : Đưa 2 que đo đến 2 điểm cần đo. Không cần chú ý đến hai cực của đồng hồ.
- Bước 5 : Xem kết quả đo trên màn hình đồng hồ.
Đối với điện áp một chiều
Điện áp một hiệu là một trong hai loại của điện áp. Cách đo điện áp một chiều cũng không khác biệt so với cách đo điện áp xoay chiều đã nêu trên. Cách đo điện áp một chiều như sau:
- Bước 1 : Khi đo điện áp xoay chiều, đầu tiên đưa thang đo về ký hiệu DC (điện áp một chiều).
- Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu đương (+).
- Bước 3 : Di chuyển núm vặn đến thang đo điện áp DC và chọn dải đo phù hợp. Thông thường sẽ để thang đo DC cao hơn điện áp cần đo một nấc.
- Bước 4 : Đưa 2 que đo đến 2 điểm cần đo. Ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn.
- Bước 5 : Xem kết quả đo trên màn hình đồng hồ.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong đo điện trở
Khi đo điện trở bằng thiết bị vạn năng này, bạn cần tìm hiểu cho mình những bước đo điện trở và các lưu ý khi đo để không gặp trục trặc trong quá trình đo các thông số. Các chi tiết trình bày cụ thể sau:
Các bước thực hiện
Nhìn chung, các bước đo điện trở sẽ không có sự khác biệt lớn so với đo điện áp đã được nêu phía trên. Chỉ cần nắm rõ quy trình các bước là bạn đã có thể tiến hành đo lường. Các bước đo điện trở như sau:
- Bước 1 : Khi đo điện trở, để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
- Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu đương (+).
- Bước 3 : Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (đặt song song). Chọn thang đo phù hợp khi đo điện trở cần xác định. Khi này sẽ hiện kết quả lần đầu.
- Bước 4 : Đo điện trở thêm một lần nữa để kết quả được chính xác hơn.
- Bước 5 : Xem kết quả đo trên màn hình đồng hồ.
Một số lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Khi tiến hành vào việc đo điện trở bằng thiết bị này, bạn cần phải tìm hiểu những lưu ý để tránh được các sai sót không đáng có dẫn đến việc sai kết quả đo hoặc không thể đo được. Một số lưu ý bạn nên biết sau:
- Trước khi đo điện trở phải tắt nguồn điện, không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.
- Khi đo điện trở dưới 10 Ω cần để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt, nếu không muốn kết quả sai.
- Khi đo điện trở lớn hơn 10 kΩ, chú ý không được để tay tiếp xúc vào cả 2 que đo. Vì nếu làm vậy sẽ giảm kết quả đo.
- Tuyệt đối không được để đồng hồ ở thang đo điện trở mà lại đi đo điện áp hay dòng điện, điều này sẽ làm đồng hồ hư ngay lập tức.
Tổng hợp các loại đồng hồ vạn năng tốt
Đồng hồ vạn năng khá phổ biến và được tìm kiếm rất nhiều trên thị trường hiện nay. Bạn đã chọn được cho mình chiếc máy thích hợp chưa? Dưới đây là một số thiết bị vạn năng đo lường tốt mà bạn có thể tham khảo:
Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+
Giá bán tầm 1,9 triệu đồng, khá nhỉnh hơn so với các dòng máy còn lại. Tuy nhiên, đây là chiếc đồng hồ đa năng đáp ứng hầu hết và tốt nhất về các nhu cầu con người thường đưa ra cho một thiết bị đa năng, hoạt động ổn định và xử lý nhanh chóng.
Máy Kyoritsu 1009 Nhật Bản
Với mức giá nằm ở 1 triệu đồng nhưng chiếc đồng hồ này mang lại độ bền cao, nhiều chức năng hữu dụng, đây là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Ngoài ra, máy tự động bật tắt nguồn trong thời gian không sử dụng để tiết kiệm pin.
Đồng hồ vạn năng của Sanwa YX360TRF
Có mức giá tầm 700.000 đồng, đây là thương hiệu khá nổi tiếng tại đất nước hoa anh đào với những sản phẩm đo lường mang lại kết quả chính xác cao. Dòng máy được thiết kế đơn giản, kết cấu chắc chắn, kích thước nhỏ gọn. Đặc biệt với tính năng tiết kiệm pin, nó có thể tự động tắt khi không sử dụng.
Máy Victor VC890D
Chỉ với mức giá gần 400.000 đồng, nhưng đồng hồ này VC890D lại trang bị cả màn hình LCD lớn kết hợp cùng đèn LED, nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng xem kết quả một cách chính xác hơn ngay cả những điều kiện không có ánh sáng. Ngoài ra còn trang bị cả chế độ tiết kiệm pin tự động tắt khi không dùng.
Những lưu ý nên biết khi sử dụng đồng hồ vạn năng
Để sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả và an toàn, mang lại cho người đo được những số liệu một cách chính xác khi tiến hành đo lường. Người sử dụng cần biết các chú ý sau đây:
- Không được đặt sai thang đo. Đừng bao giờ đặt thang đo dòng điện hay điện trở khi bạn muốn đo điện áp xoay chiều, việc này sẽ dẫn đến máy đo của bạn bị hỏng ngay lập tức. Ngược lại cũng không đặt thang đo dòng điện mà lại đi đo điện trở.
- Nếu khi đo điện áp, bạn đặt thang đo điện áp xoay chiều nhưng lại do điện áp một chiều. Đồng hồ sẽ không bị ảnh hưởng và không đưa ra được kết quả.
Kết luận
Nhìn chung, nội dung trên đã cung cấp cho bạn khá đầy đủ về thông tin của một chiếc đồng hồ vạn năng. Đừng bỏ tiền ra mua một lúc nhiều chiếc máy ampe kế hay vôn kế. Chỉ cần một chiếc đồng hồ trên là có thể đáp ứng nhu cầu đo lường của bạn. Đừng chờ gì mà không tìm ngay cho mình một thiết bị phù hợp nào!